Trong quá trình kinh doanh, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp thì việc phát sinh những nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ. Chính vì vậy, việc nắm rõ các quy định về hạch toán chênh lệch tỷ giá là điều rất quan trọng. Vậy bạn có biết sự khác nhau giữa hạch toán chênh lệch tỷ giá theo thông tư 200 và quyết định 15 là gì không? Cùng tìm hiểu nhé!
Sự ra đời của thông tư 200
Thông tư 200 được ra đời bởi những lí do sau:
- Hướng tới những gì hình thức và bản chất hơn.
- Thích hợp với tính khả thi và thực tế khi áp dụng cho doanh nghiệp.
- Cần xây dựng chế độ kế toán phù hợp với hiện tại đảm bảo về tính khả thi.
- Chính thức bãi bỏ toàn bộ những quy định bắt buộc về hình thức chứng từ kế toán và ghi sổ kế toán.
- Xây dựng cho Việt Nam một chế độ kế toán phù hợp với những thông lệ quốc tế. Đồng thời, cập nhật tối đa những chuẩn mực kế toán quốc tế áp dụng.
- Người hành nghề, người làm công việc sẽ phải đề cao hơn trách nhiệm hơn với công việc. Đồng thời, góp phần cung cấp cho nền kinh tế những chất lượng dịch vụ cao hơn.

Hạch toán chênh lệch tỷ giá theo thông tư 200
Hạch toán chênh lệch tỷ giá theo thông tư 200 của Nhà nước được quy định như sau:
TK 413 chính là tài khoản phản ánh chênh lệch tỷ giá. Chênh lệch tỷ giá hối đoái với kết cấu như sau:
Bên Nợ:
- Lỗ tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.
- Lỗ tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp do công trình trọng điểm quốc gia gắn với nhiệm vụ ổn định an ninh, kinh tế vĩ mô, quốc phòng, Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thực hiện dự án.
- Kết chuyển lãi tỷ giá vào doanh thu hoạt động tài chính.
Bên Có:
- Lãi tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.
- Lãi tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp do công trình trọng điểm quốc gia gắn với nhiệm vụ ổn định an ninh, kinh tế vĩ mô, quốc phòng, Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thực hiện dự án.
- Kết chuyển lỗ tỷ giá vào chi phí tài chính.

Sự khác biệt giữa hạch toán chênh lệch tỷ giá theo thông tư 200 và quyết định 15
Các quy định về hạch toán và theo dõi chênh lệch tỷ giá được quy định đầu tiên trong chuẩn mực kế toán số 10 và Quyết định 15/2006/QĐ-BTC. Sau đó được bổ sung và sửa đổi trong Thông tư 201/2009/TT-BTC, Thông tư 179/2012/TT-BTC.
Quy định hạch toán tỷ giá theo thông tư 200 và Quyết định 15 có sự khác biệt lớn nhất chính là việc đánh giá các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và các giao dịch phát sinh trong kỳ vào cuối kỳ dưới góc độ phi tiền tệ và tiền tệ:
Áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế cho giá trị tài sản tương ứng với số tiền trả trước được tại thời điểm trả trước cho người bán đối với các giao dịch trả trước cho người bán. Còn với Quyết định 15 thì sẽ áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận tài sản.

Áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước của người mua đối với các giao dịch nhận trước tiền của người mua thì thu nhập, doanh thu, tương ứng với số tiền nhận trước. Theo quyết định 15 thì tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu, thu nhập sẽ được áp dụng.
Theo Thông tư 200 đối với các giao dịch phi tiền tệ thì sẽ không phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái. Ngoài ra, chỉ các tài sản được thu hồi bằng các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ hoặc ngoại tệ mới được coi là các khoản khi đánh giá vào cuối kỳ của mục tiền tệ có gốc ngoại tệ. Không chỉ vậy, tỷ giá thực tế ngày giao dịch theo tinh thần của Thông tư 200 chính là tỷ giá mua hoặc bán tại ngân hàng thương mại mà doanh nghiệp thường xuyên giao dịch. Đồng thời, cũng tạo thuận lợi và phù hợp thực tế cho các doanh nghiệp khi áp dụng.

Lời kết
Bài viết trên chính là những thông tin chia sẻ về hạch toán chênh lệch tỷ giá theo thông tư 200. Đồng thời, chúng tôi cũng giúp bạn đọc nhận biết được sự khác nhau giữa hạch toán tỷ giá theo thông tư 200 và quyết định 15. Hy vọng qua đó, bạn sẽ có được cho bản thân nhiều thông tin hữu ích hơn. Chúc bạn thành công!