Báo cáo tài chính là loại báo cáo về vốn chủ sở hữu, nợ phải trả, kết quả kinh doanh trong kỳ, tình hình tài sản, tình hình tài chính của doanh nghiệp. Hoặc nói một cách đơn giản hơn thì báo cáo tài chính chính là phương tiện thể hiện thực trạng tài chính, khả năng sinh lời của doanh nghiệp cho những đối tượng quan tâm. Trong phạm vi bài viết sau, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm báo cáo tài chính bằng excel— cực nhanh. Cùng tham khảo nhé!
Hướng dẫn làm báo cáo tài chính bằng excel— cực nhanh
Sau đây là những hướng dẫn chi tiết về cách làm báo cáo tài chính bằng excel— cực nhanh mà bạn nên tham khảo:
Hướng dẫn cách lập bảng cân đối phát sinh năm
Lập bảng cân đối phát sinh năm tương tự như cân đối phát sinh tháng, với số liệu được tổng hợp từ bảng nhập liệu (BNL) của cả năm.
- Cột mã TK, tên TK: Sao chép danh mục đầy đủ từ DMTK về.
- Cột dư Nợ và dư Có đầu kỳ: Sử dụng hàm VLOOKUP để tìm ở CĐPS tháng 1 về (phần dư đầu kỳ).
- Cột phát sinh Nợ, Phát sinh có: Sử dụng hàm SUMIF để tổng hợp tất cả các tháng ở BNL về.
- Cột dư Nợ, dư Có cuối kỳ: Sử dụng hàm MAX.
- Dòng tổng cộng sử dụng hàm SUBTOTAL.
- Tại phần chỉ tiêu cột TS, DT, CP (Tài sản, Doanh thu, Chi phí), BCTC, và cột NV (Nguồn vốn): Xác định xem các TK trên CĐPS năm ứng với những chỉ tiêu nào trên “BC kết quả kinh doanh” và “Bảng cân đối kế toán” rồi gắn mã số của chỉ tiêu đó cho TK tương ứng.

Bảng cân đối kế toán (CĐKT)
- Bảng CĐKT dựa vào thời điểm cuối năm tài chính để lập.
- Để bảng cân đối kế toán đúng thì tổng Nguồn vốn phải bằng tổng Tài sản.
- Cột số năm trước: Dựa vào Cột năm nay của “Bảng Cân Đối Kế toán” năm trước.
- Cột số năm nay: Sử dụng hàm SUMIF cho các chỉ tiêu tương ứng để lấy số liệu về từ CĐPS.
- Dãy điều kiện: là cột “NV” đối với các mã số thuộc phần nguồn vốn hoặc cột “TS, DT, CP” đối với các mã số thuộc phần Tài sản.
- Điều kiện cần tính: Đây là các ô mã số trên bảng CĐKT.
- Dãy tính tổng: Đây là cột Dư nợ đối với các mã số thuốc phần tài Sản, cột Dư nợ có đối với các mã số thuộc phần nguồn vốn.

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQHĐKD)
- Bảng báo cáo kết quả kinh doanh lập cho thời kỳ – là tập hợp kết quả kinh doanh của một kỳ.
- Cột số năm trước: Căn cứ vào cột nằm ngay của “Báo cáo kết quả kinh doanh” của năm trước.
- Cột số năm nay: Sử dụng hàm SUMIF cho các chỉ tiêu tương ứng để lấy số liệu từ CĐPS.
- Dãy điều kiện: Đây là cột “TS, DT, CP” trên CĐPS năm.
- Điều kiện cần tính: là các ô mã số trên báo cáo kết quả kinh doanh.
- Dãy tính tổng: Đây là cột phát sinh Nợ trên chi phí phát sinh năm.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (LCTT)
- Thể hiện dòng ra và dòng vào của tiền trong Doanh Nghiệp.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ đúng thì chỉ tiêu (70) trên lưu chuyển tiền tệ phải bằng chỉ tiêu (110) trên bảng cân đối kế toán.
- Cột số năm trước: Dựa vào Cột năm nay của “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” của năm trước.
- Cột Số năm nay:
Để lập được báo cáo này, bên bảng nhập liệu bạn xây dựng thêm một cột “Chỉ tiêu lưu chuyển tiền tệ”.
Bước 1: Bôi đen toàn bộ dữ liệu của cả kỳ kế toán, sau đó đặt lọc.
Bước 2: Tại cột định khoản Nợ/Có bạn hãy lọc lên TK 111, lúc này toàn bộ các nghiệp vụ về chi, thu tiền mặt được hiện lên.
Bước 3: Trên cột Tài khoản đối ứng bạn hãy lọc lần lượt từng TK đối ứng vừa lọc. Lúc này, bên cột Diễn giải sẽ xuất hiện nội dung của nghiệp vụ. Nội dung này sẽ tương ứng với từng chỉ trên “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”. Sau đó, bạn hãy gắn mã số của chỉ tiêu đó cho nghiệp vụ tương ứng. Ngoài ra, nếu không biết nội dung lọc lên nên đưa vào chỉ tiêu nào thì hãy đưa vào Chi khác hoặc Thu khác từ hoạt động kinh doanh.
Bước 4: Sau khi thực hiện xong tất cả các tài khoản đối ứng của TK 111 thì bạn thôi lọc tại cột tài khoản đối ứng. Sau đó, tại cột TK Nợ/Có bạn lọc TK 112 và tiến hành thực hiện quy trình tương tự như với TK 111. Hoàn tất quá trình bạn thôi lọc ở tất cả các cột.
Bước 5: Sau khi đặt xong chỉ tiêu cho tất cả các nghiệp vụ kế toán liên quan đến tài khoản 111 và 112. Tại cột Số năm nay của Báo cáo LCTT bạn sử dụng hàm SUMIF cho từng chỉ tiêu.
Bước 6: Khi đặt công thức xong bạn hãy sao chép công thức tại ô chỉ “Thu” tới các chỉ tiêu “Thu” còn lại. Bạn cần đặt dấu trừ (-) đằng trước các chỉ tiêu “Chi”, sau đó sao chép công thức đó tới các chỉ tiêu “Chi” còn lại.
Bước 7: Bạn sử dụng hàm SUM tính tổng các chỉ tiêu 20, 30, 40, 50, để tính ra chỉ tiêu 60 từ Tiền gửi và tiền mặt đầu năm.

Thuyết minh báo cáo tài chính
Là báo cáo giải thích thêm cho các biểu: Báo cáo kết quả kinh doanh, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các bạn căn cứ vào Báo cáo kết quả kinh doanh, Bảng cân đối kế toán, Bảng cân đối số phát sinh năm, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bảng trích Khấu hao TSCĐ ( trường hợp thuyết minh cho phần TSCĐ) và các sổ sách kế toán có liên quan để lập.
Download báo cáo tài chính bằng excel
Nếu không có nhiều thời gian để lập báo cáo tài chính thì bạn có thể tham khảo mẫu sau đây: https://hoatieu.vn/download/huong-dan-lap-bao-cao-tai-chinh-bang-excel-103540
Mong rằng với những chia sẻ trên đã giúp bạn bỏ túi được một số kinh nghiệm khi làm báo cáo tài chính bằng excel— cực nhanh. Chúc bạn thành công!