Câu chuyện vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều chắc hẳn là điều mà mọi gia đình hay doanh nghiệp nhà nông nào cũng đều quan tâm. Chăn nuôi trâu, bò mang lại một nguồn lực kinh tế lớn cho hộ gia đình làm nông hay doanh nghiệp. Bên cạnh đó việc chăn nuôi trâu bò cũng cần những phương pháp đúng đắn mới mang lại hiệu quả kinh tế cuối cùng được.
Vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?
Bắt đầu từ những câu hỏi căn bản, bất kỳ một nhà nông nào khi bắt tay vào công việc chăn nuôi trâu bò cũng nên tìm hiểu về nguyên nhân của căn bệnh sán lá gan phổ biến ở động vật chăn nuôi như trâu và bò. Đặc biệt là với điều kiện tự nhiên ở nước ta, trâu bò dễ mắc bệnh sán lá gan nhất. Căn bệnh này gây ra nhiều hậu quả về dài, vì thế các nhà nông không được bỏ qua.
Bệnh sán lá gan không chỉ gây tổn hại đến các động vật nuôi, nhất là gia súc ăn cỏ, mà còn có nguy cơ truyền nhiễm sang người. Khi gia súc mắc bệnh sán lá gan nặng và không được phòng ngừa hay chữa trị kịp thời sẽ không thể vỗ béo, vòng đời ngắn từ đó gây tổn hại về mặt kinh tế. Hoặc nếu gia súc truyền bệnh sang người sẽ gây tổn hại về mặt sức khoẻ cho con người.

Vậy nguyên nhân vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều? Thứ nhất, sán lá gan sinh sản và ký sinh tại những nơi như hồ nước, ao,… ấu trùng của chúng có thể bám trên cỏ, ký sinh trong các loại ốc, v.v… Thứ hai, khi ấu trùng trở thành kén, chúng sẽ rời khỏi vật chủ là ốc và bám vào các loại cây thuỷ sinh, vỏ bèo, cây cỏ,… lúc này khi thức ăn chính của trâu bò chính là cỏ thì sán lá gan sẽ bắt đầu xâm nhập vào vật chủ mới chính là trâu bò.
Do chưa có một quy trình chăn nuôi khoa học cụ thể nào được quy định cũng như chưa có bộ luật nào quản lý việc chăn nuôi tự phát. Vì thế thông thường gia súc ở nước ta được chăn nuôi theo dạng mỗi hộ gia đình nông dân sẽ tự phát chăn nuôi. Một số hộ gia đình thả trâu bò tự do ngoài đồng ruộng, là những nơi gia súc dễ tiếp xúc nhất với loại sán này. Đây cũng là điều góp phần cho việc lây nhiễm sán lá gan ở trâu bò nước ta trở nên tăng cao.
Làm sao để hạn chế việc trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?
Sau đây là một số phương pháp các bạn có thể tham khảo để khắc phục cũng như là hạn chế bệnh sán lá gan ở trâu bò. Nếu gia súc nhà bạn đã bị nhiễm sán lá gan, cần theo dõi sát sao. Đưa đến thú y để điều trị và sử dụng các loại thuốc trị sán theo ý kiến của bác sĩ thú y. Bên cạnh đó nên hạn chế cho trâu bò tiếp tục ăn cỏ ngoài đồng ruộng và chuyển sang các loại thức ăn cho gia súc đã được kiểm chứng.
Hiện nay có một số loại thuốc đặc trị sán lá gan cho trâu bò ở nước ta có thể kể đến như Fasiolid để tiêm hoặc thuốc Dertil-B dạng viên để uống. Liều lượng và mức độ sử dụng nên được hướng dẫn bởi ý kiến của nhà sản xuất. Ngoài ra tẩy các ký sinh trùng ngoại cũng là việc cần thực hiện bởi các loài này cũng sẽ gây ra nguy cơ cao đến các bệnh lý khác. Các loại thuốc tẩy ký sinh trùng, đặc biệt là sán lá gan ở trâu bò, ve, rận, ghẻ, sán đường ruột như Ivermectin có thể được tiêm cho trâu bò để ngăn ngừa.
Vệ sinh chuồng gia súc cũng cần được quan tâm và thực hiện thường xuyên để giảm thiểu tối đa cơ hội lây nhiễm. Đó là tất cả những phương pháp nhà nông có thể tham khảo để luôn giữ cho gia súc của mình được mạnh khoẻ. Hy vọng bài viết đã cho bạn một cái nhìn tổng thể cho nguyên nhân vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều, từ đó sẽ có phương pháp phòng ngừa cũng như tránh những khu vực có nguy cơ cao.